• Phòng tiêm vắc-xin POTEC
Hỏi đáp

Hỏi: Nếu vì một lý do nào đó mà trẻ đến chậm so với lịch tiêm, thì có nên tiêm nhắc lại từ đầu hay không?

( 21/05/2021 )
Trả lời:
Nên cố gắng bảo đảm khoảng cách giữa các mũi tiêm vắc xin nếu có thể được. Tuy nhiên nếu khoảng cách các mũi tiêm lớn hơn theo qui định sẽ không làm giảm nồng độ kháng thể sau khi hoàn thành các mũi tiêm mặc dù hiệu lực bảo vệ có thể không đạt được cho đến khi đủ số liều theo qui định. Ngoại trừ vắc xin thương hàn uống, thì bất kì sự gián đoạn lịch tiêm nào đều không đòi hỏi tiêm lại từ đầu hoặc bổ sung một liều tiêm khác.

Hỏi: Khoảng cách là bao lâu là phù hợp giữa tiêm vắc xin và tiêm các sản phẩm miễn dịch?

( 21/05/2021 )
Trả lời:
Đối với các vắc xin sống như sốt vàng, cúm, rota, zoster có thể được tiêm bất cứ lúc nào trước, trong khi tiêm các sản phẩm globulin miễn dịch. Máu và các sản phẩm của máu có chứa kháng thể có thể ức chế đáp ứng miễn dịch của văc xin sởi, rubella trong vòng >3 tháng. Do đó sau khi tiêm sản phẩm có chứa kháng thể thì các vắc xin sống (ngoài sốt vàng, cúm, zoster và rota) phải được trì hoãn cho đến khi các kháng thể thụ động bị phân hủy. Nếu một liều vắc xin virut sống được tiêm sau khi sử dụng các sản phẩm miễn dịch có chứa kháng thể với khoảng cách ngắn hơn quy định thì phải tiêm nhắc lại liều vắc xin này. Việc tiêm các sản phẩm miễn dịch có chứa kháng thể sau khi tiêm vắc xin MMR và thủy đậu có thể tác động đến đáp ứng miễn dịch của vắc xin. Thông thường sự nhân lên của vi rút vắc xin và kích thích đáp ứng miễn dịch xảy ra từ 1-2 tuần sau tiêm vắc xin. Nếu việc tiêm đồng thời văc xin và sản phẩm miễn dịch trong vòng 14 ngày thì vắc xin này phải được tiêm nhắc lại ở thời diểm tiêm theo lịch tiêm.

Đối với các vắc xin bất hoạt thì việc sử dụng các sản phẩm miễn dịch có chứa kháng thể ít ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch của việc tiêm vắc xin bất hoạt, giải độc tố, tái tổ hợp và vắc xin polysaccharide. Do đó có thể tiêm đồng thời các vắc xin bất hoạt với các sản phẩm miễn dịch có chứa kháng thể. Tuy nhiên, cần phải tiêm ở các vị trí khác nhau.

Hỏi: Có thể chuyển đổi các vắc xin trong qúa trình tiêm vắc xin hay không?

( 21/05/2021 )
Trả lời:
Vắc xin của các nhà sản xuất khác nhau thường không giống nhau về thành phần kháng nguyên, nồng độ kháng nguyên, phương pháp sản xuất và các chất bảo quản. Về nguyên tắc không hoán đổi những vắc xin phối hợp của nhà sản xuất khác nhau, tuy nhiên nếu không có vắc xin của cùng nhà sản xuất hoặc không biết rõ mũi tiêm trước của nhà sản xuất nào thì vẫn có thể tiêm vắc xin hiện có. Các vắc xin phối hợp với các thành phần kháng nguyên như nhau của cùng nhà sản xuất có thể được hoán đổi cho nhau. Các loại vắc xin từ các nhà sản xuất khác nhau như vắc xin Hib cộng hợp, VGB, VGA, rota vi rút và não mô cầu tứ giá có thể hoán đổi cho nhau. Ít có bằng chứng bất lợi về tính an toàn, đáp ứng miễn dịch và hiệu quả của vắc xin vô bào phối hợp (DTP) từ các nhà sản xuất khác nhau. Do đó nếu không có sẵn vắc xin DTaP của mũi tiêm trước thì bất kì vắc xin Dtap nào cũng có thể được sử dụng để hoàn thành lịch tiêm. Nếu đứa trẻ cần tiêm 2 liều vắc xin cúm sống hoặc bất hoạt thì nên tiêm vắc xin cùng loại. Tuy nhiên nếu không sẵn có thì có thể dùng bất kì loại vắc xin nào cho liều tiêm thứ 2. Nhìn chung không nên trì hoãn tiêm vắc xin với lý do là vắc xin của liều trước đây không có sẵn hoặc không rõ ràng.

Hỏi: Có nên tiêm đồng thời các loại vắc xin cùng một lúc không?

( 21/05/2021 )
Trả lời:
Ngoại trừ một số trường hợp, tiêm đồng thời các vắc xin sống và bất hoạt đều tạo nên đáp ứng miễn dịch và phản ứng phụ tương đương như tiêm từng loại vắc xin riêng lẻ. Việc tiêm đồng thời tất cả các liều vắc xin theo tuổi được khuyến cáo ở những trẻ không có chống chỉ định tại thời điểm tiêm.

Vắc xin MMR và thủy đậu có thể tiêm đồng thời.Vắc xin cúm sống giảm độc lực không ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch đối với vắc xin thủy đậu và MMR.
Tiêm đồng thời vắc xin phế cầu và vắc xin cúm bất hoạt vẫn đạt được đáp ứng miễn dịch tốt mà không gây nên những phản ứng bất lợi, nghiêm trọng.
Vắc xin uốn ván, vắc xin bạch hầu liều thấp, vắc xin ho gà vô bào và cúm bất hoạt có thể được tiêm đồng thời.
Vắc xin viêm gan B được tiêm đồng thời với vắc xin sốt vàng.
Vắc xin sởi và sốt vàng có thể tiêm đồng thời mà không có ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch của các loại kháng nguyên.
Mặc dù không có giới hạn chính xác về số mũi tiêm, những liều tiêm ban đầu nên hạn chế không quá nhiều mũi tiêm trong 1 lần trẻ đến tiêm.

Hỏi: Tại sao lại phối hợp nhiều kháng nguyên trong một vắc xin?

( 21/05/2021 )
Trả lời:
Việc phối hợp nhiều vắc xin sẽ làm giảm số mũi tiêm và làm giảm những bất lợi do tiêm nhiều mũi tiêm. Ích lợi của tiêm vắc xin phối hợp bao gồm làm tăng tỷ lệ tiêm chủng, làm tăng tỷ lệ tiêm đúng lịch tiêm, giảm chi phí về vận chuyển và bảo quản vắc xin, giảm chi phí đi lại và tiêm chủng, và tạo điều kiện thuận lợi cho việc đưa vắc xin mới vào chương trình tiêm chủng.

Nếu quý khách có bất kỳ thắc mắc hay yêu cầu hỗ trợ nào khác. Vui lòng liên hệ với bộ phận tư vấn của chúng tôi. Ngoài ra Quý khách cũng có thể gửi yêu cầu hỗ trợ bằng cách nhập nội dung vào mẫu bên dưới.

Thông tin liên hệ
Họ Tên:
*
Điện thoại:
*
E-mail:
*
Câu hỏi:
*
Mã kiểm tra:
VIE Portal NG Captcha Image*
Sponsor links (Provided by VIEPortal.net - The web cloud services for enterprises)
Thiết kế web, Thiết kế website, Thiết kế website công ty, Dịch vụ thiết kế website, Dịch vụ thiết kế web tối ưu, Giải pháp portal cổng thông tin, Xây dựng website doanh nghiệp, Dịch vụ web bán hàng trực tuyến, Giải pháp thương mại điện tử, Phần mềm dịch vụ web, Phần mềm quản trị tác nghiệp nội bộ công ty,